Quantcast
Channel: Xem Phim Online | Xem phim Nhanh » Search Results » phim+sex+cap+3
Viewing all articles
Browse latest Browse all 6

Bạo Chúa CALIGULA

0
0

Bạo Chúa CALIGULA Vietsub - The Imperial Edition

Bộ Phim Bạo Chúa CALIGULA “Caligula” (1979). Không chỉ “thú vị” bởi nội dung và hình ảnh mà còn có rất nhiều chuyện ngoài lề đặc biệt liên quan đến bộ phim . Trước hết nói về bối cảnh ra đời phim – năm 1979, tức là cuối thập niên 1970 khi mà đầu VHS chưa ra đời, người mê phim (bất cứ thể loại gì) muốn xem phim chỉ có cách duy nhất là ra rạp, người làm phim (bất cứ thể loại gì) cũng phải sử dụng phim nhựa, một loại phim đòi hỏi quá trình làm công phu hơn rất nhiều các phim video sau này. Cái “(bất cứ thể loại gì)” tôi muốn nhắc tới ở đây chính là phim sex. Thể loại điện ảnh này (nói là điện ảnh vì phim sex thời này bắt buộc phải mang ra chiếu rạp do chưa có đầu VHS) bắt đầu bùng nổ ở Mỹ vào năm 1972 sau thành công bất ngờ của bộ phim sex “Deep Throat“. “Deep Throat” không chỉ thành công về mặt doanh thu (thu được trên 100 triệu USD – xem cụ thể nguồn dẫn trên wikipedia) mà còn là một nhân tố quan trọng đưa văn hóa sex ở Mỹ lên hàng mainstream, hai nhân tố khác phải kể tới là hai tờ tạp chí sex nổi tiếng “Playboy” và “Penthouse“, vốn đạt đỉnh cao thành công cũng vào thập niên 1970. Ai muốn tham khảo thêm những thăng trầm của ngành công nghiệp phim sex giai đoạn này thì có thể xem một phim rất hay của P.T. Anderson (đạo diễn “Magnolia”, “There Will Be Blood”), đó là “Boogie Nights“.

Ông chủ của Penthouse khi đó là Bob Guccione có lẽ khi đó quá nhiều tiền và tự tin nên quyết định bỏ ra hơn 20 triệu USD để quyết tâm đưa explicit sex scene lên phim ảnh của dòng mainstream với dự án “Caligula” dựa theo kịch bản của Gore Vidal, một trong các tác giả của phim sử thi nổi tiếng “Ben Hur“. Để xứng đáng với đồng tiền bỏ ra, Guccione và Vidal cho thiết kế một Roma cổ đại cực lớn ở Ý với những bối cảnh mà bất cứ bộ phim lịch sử nào của Hollywood cũng phải thèm muốn. Kịch bản chất lượng, bối cảnh chất lượng đương nhiên phải đi kèm với dàn diễn viên chất lượng, Guccione không hiểu bằng cách nào đã thuyết phục được 3 diễn viên vào loại hàng đầu (và sau này là vào loại huyền thoại) của Anh là Peter O’Toole, John Gielgud và Helen Mirren, vai quan trọng nhất-hoàng đế Caligula cùng do một “ngôi sao” mới của Anh là Malcolm McDowell đảm nhận. Nói qua một chút về bốn người này. O’Toole được người ta nhớ tới vì vai Lawrence of Arabia, nhưng ông còn một thành tích đáng nể khác đó là …. 8 lần liên tiếp trượt giải Oscar Vai nam chính, kỷ lục vô tiền khoáng hậu, ông trượt nhiều đến nỗi mà người ta phải trao vội cho ông giải Oscar thành tựu trọn đời vào năm 2003 kẻo ông qua đời mà chưa có tượng vàng đút túi (năm đó O’Toole 71 tuổi), ấy vậy mà ông già gân này còn định từ chối vì sợ rằng nhận giải này xong người ta sẽ không cho ông đề cử (và rất có thể là tiếp tục trượt) ở giải Oscar nữa. John Gielgud thì là một trong những diễn viên đáng kính trọng nhất của Anh thế kỉ 20, có lẽ chỉ thua kém Laurence Olivier, Gielgud là một trong số rất hiếm hoi các nghệ sĩ từng giành cả Oscar, Emmy, Tony và Grammy. Helen Mirren thì tuy chỉ mới giành Oscar năm 2006 nhưng bà đã là diễn viên được kính trọng bậc nhất ở Anh trong nhiều năm với vô số giải thưởng. Trong số 3 người này thì chỉ có Gielgud tuyên bố là bị “lừa” tham gia phim này, còn cả Mirren và O’Toole đều đóng rất nhiệt tình, và đương nhiên là rất đạt vai diễn của mình, một điều hoàn toàn dễ hiểu vì cả hai, đặc biệt là Mirren, chưa bao giờ “ngán” những vai đòi hỏi khoe thân xác hoặc những phim có nội dung gây tranh cãi-một phẩm chất chỉ thường thấy ở diễn viên châu Âu chứ ít khi gặp ở các diễn viên Mỹ. Riêng Malcolm McDowell thì là một trường hợp đặc biệt, với đôi mắt to, sáng và uy lực diễn xuất (charisma) khác thường, McDowell được giới yêu điện ảnh chú ý ngay từ năm 1971 (năm anh 28 tuổi) với “A Clockwork Orange” của Stanley Kubrick. Trong “Caligula” anh cũng đóng rất xuất sắc, đáng tiếc là sự nghiệp sau này của McDowell không được nổi bật, chắc các đạo diễn cũng hơi “sợ” khi chọn một diễn viên đã tham gia nhiều phim “tai tiếng” như McDowell.

Bên cạnh 4 ngôi sao chính, “Caligula” còn một “ngôi sao” thứ 5, một “trademark” của Bob Guccione, đó là … 20 cô Penthouse Pet, hay là 20 cô từng được chọn chụp ảnh khỏa thân cho trang giữa của tạp chí Penthouse. Đây là lần đầu tiên, và có lẽ cũng sẽ là lần duy nhất trong lịch sử điện ảnh lại có một bộ phim tập trung được nhiều ngôi sao điện ảnh và ngôi sao khiêu dâm như “Caligula”, riêng điểm này thôi cũng đã khiến bộ phim trở nên rất đặc biệt. Và với nội dung khiêu dâm nhưng vẫn phải đảm bảo chất nghệ thuật như vậy (hay nói theo như Gore Vidal thì là đảm bảo tính chân thực – realistic của lịch sử) thì Guccione cần một đạo diễn … phim khiêu dâm có tài, và không ai khác phù hợp hơn với vai trò này ngoài Tinto Brass, bậc thầy (maestro) của thể loại phim khiêu dâm (erotic). “Erotic” ở đây mang nghĩa là những bộ phim nói công khai về tình dục (sex) và chứa những cảnh explicit sex (như nam nữ lộ phần dưới, oral sex, peeing, masturbate) để nói tới những đề tài hoàn toàn nghiêm túc và mang giá trị lịch sử cao. Tinto Brass được mời vào “Caligula” một phần vì trước đó ông đã thành công (và đương nhiên, cũng gây tranh cãi lớn) với bộ phim “Salon Kitty” nói về một nhà thổ của Đức Quốc xã. Một đặc điểm của Brass là phim của ông dù có nội dung gây tranh cãi như thế nào thì cũng không hề có các cảnh sexual intercourse, vì vậy toàn bộ những cảnh có sexual intercourse trong “Caligula” (dù không nhiều) cũng đều là do Guccione … tự ý quay thêm với 20 cô “Pet” của mình sau khi Brass bỏ phim. Lý do Brass bỏ phim này là vì xung đột ý tưởng với Gore Vidal, một người bắt các đạo diễn phải nhất nhất tuân theo kịch bản do mình viết, đây có lẽ cũng là điều đáng tiếc vì các cảnh do Guccione quay thêm sau khi Brass bỏ đi làm vụn nội dung “Caligula” và làm bộ phim dính thêm nhiều lời chỉ trích vì tính “explicit” của chúng. Cũng nói thêm là erotic genre là một dòng phim hoàn toàn nghiêm túc và có giá trị nghệ thuật cao, được tôn trọng ở Ý, một trong những đạo diễn huyền thoại của điện ảnh Ý là Pier Paolo Pasolini có rất nhiều phim thuộc thể loại này, Bernardo Bertolucci của “Hoàng đế cuối cùng” cũng từng có vài phim xuất sắc có chứa rất nhiều sex explicit scene như “Last Tango in Paris” hay “The Dreamers”.

Giờ mới nói tới nội dung, “Caligula” kể về cuộc đời vị hoàng đế thứ 3 của đế quốc La Mã – Caligula, một bạo chúa với nhiều hành động điên cuồng, dâm bạo chưa kể việc còn bất chấp đạo lý thông thường để yêu em gái ruột của mình là Drusilla. Lịch sử vốn đã biết tới văn hóa Hy Lạp-La Mã thời tiền Thiên chúa giáo vốn rất nổi tiếng với sự phóng khoáng về tình dục. Tuy nhiên lịch sử trên phim, vốn nằm trong tay các đạo diễn Mỹ-đất nước “In God we trust” chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Cơ đốc giáo (mặc dù đa phần dân Mỹ theo tín ngưỡng Kháng cách-tức Cơ đốc giáo cải cách, chứ không theo Công giáo-Cơ đốc giáo truyền thống), vì vậy các chi tiết tình dục thường bị các đạo diễn Mỹ lờ tịt đi vì có đưa vào cũng chỉ tổ bị MPAA xếp hạng nhẹ thì R, nặng thì NC-17 và đồng nghĩa với thất bại về thương mại. “Caligula”-tác phẩm do một trùm xuất bản khiêu dâm đầu tư, hoàn toàn vượt ra ngoài khuôn khổ ấy. Toàn bộ những cảnh và nội dung mà phim thương mại thông thường cố gắng tránh như sex explicit scene, homosexuality, incest, horror & bloody scene đều được Vidal và Guccione đưa vào “Caligula”. Bộ phim đề cập cực kì chân thật (chứ không hề bịa đặt) sự phóng túng trong văn hóa tình dục của La Mã dưới thời Caligula, và … đó mới là vấn đề. Những bối cảnh hoành tráng cùng diễn xuất tuyệt vời của McDowell và Mirren bị lu mờ hoàn toàn trước những sex explicit scene đầy rẫy trong phim. Mặc dù đã biết trước về “notoriority” của phim nhưng tôi vẫn bị bất ngờ vì số lượng cảnh sex trong phim, quá nhiều tới mức thừa thãi không cần thiết. Không phải là người dị ứng với cảnh sex và cũng từng xem vài phim của Tinto Brass, nhưng tôi thấy các cảnh sex quá nhiều và thô thiển của “Caligula” chỉ làm khán giả thêm distaste (tôi không muốn dùng từ “ghê tởm”) bộ phim, bất chấp nội dung có chiều sâu của nó và rất nhiều cảnh quay cảm động, đặc biệt là các cảnh quay của Caligula và Drusilla. Thật tiếc là Guccione đủ điên để bỏ tiền ra làm một bộ phim có tính chân thực cao nhưng lại quá điên khi tự đạo diễn thêm những cảnh quay ngoài ý muốn Tinto Brass. Nếu bỏ những cảnh này đi, tôi tin là “Caligula” sẽ dễ được đón nhận hơn với tư cách một bộ phim lịch sử tốt nói về quá trình sa ngã (“Legend of the Fall” – cách dịch đúng của tên phim này) của một vị hoàng đế từ chỗ minh mẫn (sane) trở thành điên loạn (insane) vì những mưu mô, toan tính luôn tràn ngập triều đình phong kiến.

“Caligula” vẫn là bộ phim đáng xem (đương nhiên, với những người trên 18 tuổi và nhất là “chịu” được những cảnh gây sốc của phim) vì nó thực sự là một bộ phim đặc biệt trong lịch sử điện ảnh, và cũng có lẽ là vì người ta sẽ còn phải rất lâu (hoặc chẳng bao giờ) được chứng kiến những bộ phim “chân thực tới bội thực” như phim này. Nói thêm là phim này là một trong số cực ít phim mainstream bị Pháp dán nhãn “Interdit aux moins 18 ans” (“Cấm người dưới 18″) vì Pháp kiểm duyệt khá thoáng (nhưng chuẩn) và phim dù có explicit đến mấy thì cũng thường chỉ bị dán nhãn “Cấm người dưới 16″, “Caligula” là phim đầu tiên tôi thấy dãn nhán “Cấm dưới 18″.

Incoming search terms:


Viewing all articles
Browse latest Browse all 6

Latest Images

truyenfull. com

truyenfull. com

Trending Articles